[Review Phim] Lớp học ám sát (Assassination Classroom)
Sau khi xem xong hai phần của loạt phim hoạt hình này, tôi nhận thấy Lớp Học Ám Sát gửi đến những thông điệp rất nhân văn về lĩnh vực giáo dục.
Tài
năng khởi nguồn từ sự thấu hiểu bản thân
Lớp
học 3-E tập hợp những học sinh yếu kém của ngôi trường trung học Kunugigaoka. Mục
đích của lớp học này, theo triết lý giáo dục của hiệu trưởng Asano Gakuho, là nơi
nhấn mạnh sự yếu kém, thất bại để tạo động lực học tập cho các học sinh trong
trường.
Nếu
không có sự xuất hiện của thầy Koro, chắc chắn lớp học tăm tối ấy sẽ tạo ra thêm
những công dân bị trói buộc một cách luẩn quẩn trong sự bất tài và bất mãn. Với
lai lịch không liên quan lắm đến dạy học (từng là sát thủ hàng đầu mang danh hiệu
“tử thần”) thầy Koro trong hình dạng siêu sinh vật bạch tuộc đã đem đến một sự đảo
ngược tình thế ngoạn mục và chứng minh cho toàn thể học sinh trong lớp thấy: các
em đều có tài năng và đó là sự thật không ai có quyền chối bỏ.
Thầy
Koro trao cho các em một mục tiêu kì lạ nhưng chính mục tiêu ấy cho các em lòng
can đảm để thử, để học hỏi, rút kinh nghiệm từ sai lầm và biết trân trọng bản
thân hơn. Nhờ sự khích lệ không mệt mỏi ấy, các thành viên trong lớp học 3 – E dần
khám phá ra được mong muốn của bản thân. Sau khi khám phá ra khát vọng, thì tài
năng của mỗi học sinh bắt đầu từ từ được bộc lộ.
Thầy
Koro không tạo ra những nhân tài, hay những cỗ máy cạnh tranh mà giúp những học
sinh bình thường khám phá ra chính bản thân là món quà mà các em luôn tìm kiếm.
Nhà
giáo dục thực sự
Nhà
giáo dục thực sự luôn có câu chuyện đáng để kể về cuộc đời mình. Đó không phải
là việc phô trương thành tích hay tích lũy thành tựu: mà đó là một cuộc đời thực
sự được sống bởi một con người, có niềm vui - nỗi buồn, có hạnh phúc – đau khổ,
có sở trường – sở đoản.
Nếu
so sánh giữa thầy Koro lần đầu tiên đi dạy học với Hiệu trưởng Asano Gakuho là
một nhà sư phạm chuyên nghiệp, hẳn chúng ta sẽ tin rằng phần thắng nghiêng về
phía Hiệu trưởng Asano Gakuho hơn. Nhưng xem phim, bạn sẽ nhận thấy màn đấu trí
giữa họ có kết quả tương đương nhau, thậm chí về cuối phim, thầy Koro đã hoàn toàn
áp đảo.
Vì sao có nghịch lý ấy? bởi quá trình tự giáo dục của thầy Koro diễn ra mạnh mẽ hơn Hiệu trưởng Asano Gakuho. Thầy Koro đã biết bản thân mắc phải sai lầm trong quá khứ và tìm cách sửa chữa. Còn Hiệu trưởng Asano Gakuho, vì quá mải mê giáo dục học sinh mà quên mất chính bản thân mình cũng cần được giáo dục. Một nhà giáo dục kiểu mẫu, chuẩn chỉnh, giỏi đào tạo thì cũng tốt. Nhưng một nhà giáo dục trước hết là một con người thực sự đã sống, đã mắc sai lầm và đã vượt qua được sai lầm ấy thì mới chạm đến trái tim của người học. Bởi chướng ngại lớn nhất trên con đường học vấn của học trò, thường là sự hoài nghi bản thân và nỗi sợ sai.
Để
có thể thấu hiểu và kiên nhẫn với sai lầm của học sinh, cái giá thầy Koro phải
trả không hề rẻ. Điều làm nên sức mạnh của
thầy Koro không phải nằm ở tốc độ siêu nhanh mà là thầy Koro chấp nhận hi sinh,
giữ vững lòng can đảm bước tiếp, duy trì lòng nhiệt tình cho đến tới khi nói lời
vĩnh biệt học sinh lớp 3 – E: lớp học đầu tiên và cũng là lớp học cuối cùng thầy
dạy trong đời.
Sự
hữu hạn của cuộc sống
Tôi
để ý những bộ phim đến từ Nhật Bản thường phảng phất quan niệm về tính vô thường
của cuộc đời. Trong phim Lớp Học Ám Sát, thì điều ấy được thể hiện trong câu nói
“Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc” của thầy Koro; ở những phân cảnh lớp học
không một bóng người hay chỗ ngồi làm việc của thầy Koro bị bỏ trống.
Có
thể, xứ sở này biết con người ta bẩm sinh luôn thường trực nỗi sợ mất mát, nên
họ khéo léo lồng các thông điệp về tính hữu hạn của sinh mệnh vào trong các bộ
phim, thậm chí là cả phim hoạt hình, để giáo dục về tính vô thường chăng? Hình ảnh hoa anh đào xuất hiện trong phim cũng khiến cho tôi liên tưởng đến
các chiến binh Samurai- mà thầy Koro cũng mang trong mình tinh thần ấy: Chiến đấu
đến cùng để bảo vệ điều bản thân tin tưởng, coi nhẹ cái chết, nên luôn sẵn sàng
bình tĩnh đón nhận cái chết.
Khi
Nagisa nói “Vĩnh biệt thầy Koro” thì thầy Koro chỉ đáp lại “Ừ, vĩnh biệt”. Đoạn
phim cảm động này có lẽ khiến người xem rất xúc động nhưng cũng không khỏi băn
khoăn: liệu đến khi nào, ở tầm mức nào thì việc rời khỏi thế gian của con người
mới có thể nhẹ nhàng như một cách hoa anh đào rơi?
Thay
cho lời kết
Hai
năm trước, một học sinh đã nói với tôi là tôi nên xem bộ phim này. Ngay thời điểm
đó, tôi chưa thực hiện được lời hứa, nên bài review này là lời cảm ơn của tôi gửi
em vì đã giới thiệu đến tôi một bộ phim hay.
Mặc
dù nhân vật thầy Koro và bối cảnh trong phim là sản phẩm của trí tưởng tượng,
nhưng tôi tin rằng sự tưởng tượng ấy có giá trị với đời thực. Bởi trong quá trình
thưởng thức Lớp Học Sát Thủ, sẽ có tiếng cười thích thú nhưng cũng có những khoảnh
khắc người xem bước vào trạng thái tĩnh lặng.
Nhận xét
Đăng nhận xét