Bài đăng

[Review Phim] Đêm tối rực rỡ

Hình ảnh
  Có một gia đình êm ấm với những thành viên yêu thương, tôn trọng lẫn nhau là điều ai trong chúng ta cũng mong muốn. Nhưng hiện thực không phải lúc nào cũng xảy ra theo điều bạn và tôi ước vọng. “Đêm tối rực rỡ” là bộ phim lột trần những bất hạnh đến từ nơi tưởng chừng như hạnh phúc nhất: gia đình. Tôi cảm nhận từ “rực rỡ” trong nhan đề phim có chút mỉa mai, bởi sự thiếu hiểu biết, sự độc đoán, tính sĩ diện và lòng tham khiến cho ảo ảnh rực rỡ ấy rốt cuộc lại biến mọi thứ trở thành đống tro tàn. Nội dung chính của phim kể về đám tang người cha của ông Toàn. Ông Toàn có vợ là bà Gái và ba đứa con là Kim Hoàng, Xuân Thanh và Kim Bảo. Người ngoài ngưỡng mộ gia đình có gia sản lớn lao này. Nhưng người ngoài chỉ thấy vẻ bề ngoài, họ không thấy được nội tình ông Toàn là một tay nghiện cờ bạc rất vũ phu, bà Gái là một người phụ nữ nhu nhược cam chịu. Hai người đã tạo ra một cậu con trai hám của, một cô con gái trầm cảm và một cô con gái nghiện ngập. Trong đám tang mang đậm sắc thái miền Nam

[Review Sách] J. Krishnamurti nói về tình yêu, tự do và thực tại hiện tiền

Hình ảnh
  Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cảm nhận của bản thân về bộ 03 cuốn sách: “J. Krishnamurti nói về tình yêu”, “J. Krishnamurti nói về tự do” và “J. Krishnamurti thực tại hiện tiền”. Các tác phẩm này được dịch giả Từ Hóa Hoàng Lan biên soạn, phát hành bởi Sách Thiện Tri Thức. Đối với tôi, J. Krishnamurti là một triết gia. Ông và tôi gặp gỡ qua các tác phẩm- những trung gian câu chữ. Nên tôi tin rằng bản thân mình sẽ chưa thể hiểu hết về ông cũng như những điều ông truyền đạt. Mặc dù vậy, trực giác đã thôi thúc tôi không chỉ dừng lại ở đọc mà còn cố gắng vươn tới trải nghiệm những điều ông nói. Đó những sự thực bình dị song lại rất thiết yếu với đời người: tình yêu, tự do và thực tại. Cách chia sẻ của J. Krishnamurti mang dấu ấn của riêng ông: trong tình thương luôn có sự hiểu biết, trong hiểu biết vẫn luôn là tình thương. Nếu bạn đọc yêu mến ông sẽ phần nào cảm nhận ông giống một người thầy, tuy chúng ta mong muốn gần gũi nhưng không bao giờ vị thầy ấy ở quá gần để khiến người học tr

[Review Sách] Deep Learning – Cuộc cách mạng học sâu

Hình ảnh
Terrence J. Sejnowski đã tái hiện lại hành trình sống động của nhân loại để phát minh ra trí tuệ nhân tạo trong “Deep Learning – Cuộc cách mạng học sâu”. Cuốn sách có hơn 393 trang, bố cục: Phần I: Định nghĩa lại trí thông minh Phần II: Các cách học máy Phần III: Tác động của khoa học và công nghệ Trước khi vào từng phần, tác giả có liệt kê lại những mốc thời gian đáng chú ý của cuộc cách mạng học sâu. Terrence J. Sejnowski là giáo sư của trường Đại học California, San Diego. Ông cũng từng là thành viên ban cố vấn của chính quyền Obama trong sáng kiến Nghiên cứu bộ não thông qua việc thúc đẩy tiến bộ trong công nghệ thần kinh (BRAIN), đồng thời là Chủ tịch của Tổ chức Hệ thống Xử lý Thông tin Thần kinh (NIPS). Nhưng với tôi, lý do chính khiến thông tin trong cuốn sách về chủ đề này đáng chú ý không phải Terrence J. Sejnowski đang có chức vụ gì. Mà bởi ông là người đã dõi theo hành trình của cuộc cách mạng học sâu trong hơn 60 năm- và trong đó có 40 năm trực tiếp theo đuổi mục tiêu tiên

[Review Sách] Tiến trình thành nhân

Hình ảnh
  Nhờ cuốn sách “Tiến trình thành nhân” của Carl R. Rogers mà tôi có thêm hiểu biết về trường phái Tâm lý học Nhân văn và liệu pháp Thân chủ trọng tâm.   Tôi sẽ như thế nào Trong khoảnh khắc tiếp theo, Và tôi sẽ làm gì,, Là điều sinh ra từ khoảnh khắc hiện tại, Và không thể dự đoán trước được. -         Carl R. Rogers Cuốn sách 450 trang này gồm có hai phần: Phần 1: Lý thuyết về tâm lý - trị liệu và sự trưởng thành của con người Phần 2: Ứng dụng vào những lĩnh vực khác nhau của đời sống Tôi biết đến cuốn sách này do một người em đang làm công tác tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 chia sẻ. Giống như trước đây khi tìm hiểu về liệu pháp Chấp nhận & Cam kết (ACT) tôi được một người em khác là một nhà tham vấn tâm lý giới thiệu. Tôi chia sẻ điều này để bày tỏ lòng biết ơn đến hai em, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với các nhà tham vấn, trị liệu tâm lý được đào tạo chính quy, bài bản. Tôi tin sự hỗ trợ từ những chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần là rất hữu ích.

[Review Sách] Thiên Táng

Hình ảnh
  Với tôi, câu chuyện đời của nữ nhân vật Thư Văn trong tác phẩm “Thiên Táng” của nhà văn Hân Nhiên là thông điệp về tình yêu, chiến tranh và đức tin.   Sau khi đọc “ hảo nữ Trung Hoa ”, tôi có mong muốn đọc tiếp cuốn sách “Thiên Táng”. Với các tác phẩm của Hân Nhiên, bạn đọc có cơ hội thấu hiểu những góc cạnh trong thế giới nội tâm của người phụ nữ. Tôi nghĩ phụ nữ là một điều bí mật và tâm sự của họ là bí mật trong những điều bí mật. Hân Nhiên đã may mắn khi được lắng nghe Thư Văn bộc bạch về cuộc đời lạ lùng của bà. Bạn đọc có thể thấy cuộc đời ấy rất bi tráng, thậm chí có phần đáng ngưỡng mộ. Nhưng là con người, tôi nghĩ không ai muốn chấp nhận sự đau khổ và đơn độc để được vài lời khen. Thông thường, con người thà rằng thực dụng một chút, ích kỷ một chút để hưởng chút hoan lạc ngắn ngủi còn hơn nhận được sự kính phục đến từ xung quanh. May mắn làm sao, cuộc đời chưa đến nỗi quá buồn tẻ khi vẫn có những con người chọn cách sống khác. Hành trình của họ đã khơi lại những cảm xúc vị t

[Review Sách] Tự học: Kiến tạo một hành trình học tập suốt đời

Hình ảnh
  “ Tự học: Kiến tạo một hành trình học tập suốt đời ” của nhóm tác giả Hoàng Anh Đức, Hoàng Giang Quỳnh Anh, Hồ Tường Linh là cuốn cẩm nang bổ ích trên hành trình tự giáo dục.   Cuốn sách có 255 trang và 08 chương, gồm: Chương 1: Cần gì tự học? Chương 2: Biết mình và hiểu mình? Chương 3: Tâm thế sẵn sàng cho việc học Chương 4: Quản lý hoạt động Chương 5: Quản trị tri thức Chương 6: Nâng cấp hiệu quả học tập Chương 7: Học tập cộng tác Chương 8: Phản tư Viết bài này với tâm thế “nếu muốn sẽ tìm cách, không muốn thì tìm lý do”, tôi chọn chia sẻ cảm nghĩ về các chương 1, 2, 3 (nguyên lý, phương hướng nền tảng) và để lại các chương sau (kỹ thuật cụ thể) cho bạn đọc tự khám phá và vận dụng theo cách phù hợp với bản thân. Tôi cảm nhận rằng các kỹ thuật tư duy phục vụ cho hoạt động tự học được sưu tầm, tổng hợp trong sách rất dễ hiểu, dễ vận dụng. Theo tôi, đây là phần thể hiện công sức của nhóm tác giả sau một hành trình dài suy tư về triết lý học tập ở những chương mở đầu. Ở lĩnh vực nào cũ

[Review Sách] Tâm lý dân tộc An Nam

Hình ảnh
  “Tâm lý dân tộc An Nam” của Paul Giran là tác phẩm ghi chép về những đặc điểm tâm lý dân tộc An Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tôi nghĩ đây là một cuốn sách tham khảo thú vị, mang đến cùng lúc cả cơ hội suy ngẫm và phản biện cho người đọc. “Tâm lý dân tộc An Nam” ra đời nhằm mục đích phục vụ cho tầng lớp cai trị. Thời điểm (đầu thế kỷ XX, cụ thể là năm 1904) và bối cảnh (nhân danh “khai hóa văn minh”, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam) của cuốn sách này gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Là một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, Paul Giran đã thẳng thắn thừa nhận mục đích của nghiên cứu này: “Ngày nay, rõ ràng để cai trị tốt một dân tộc, trước tiên phải học hỏi tìm hiểu, phải biết rõ, phải thấu đáo tâm hồn, thần minh của họ” (trang 28).  Với vai trò phụng sự nhà cai trị, cộng thêm tinh thần nương theo lý thuyết khuếch tán văn hóa, phân ra sự cao thấp trong văn hóa và đồng nhất “khai hóa văn minh” và “cai trị tốt”, cuốn sách này thấm đẫm nhận thức đến từ các động c