Bài đăng

[Chia sẻ] Chuyện chiếc điện thoại

Hình ảnh
  Năm tôi học lớp 9, lần đầu tiên tôi được bố giao cho một chiếc điện thoại di động. Chiếc điện thoại Samsung nắp gập ấy có vỏ màu bạc, màn hình đen trắng và mỗi lần đổ chuông lại có đèn tín hiệu nhấp nháy khá vui mắt. Được giao cho điện thoại khiến tôi cảm thấy trưởng thành hơn. Tôi có thể gọi điện, nhắn tin với bạn bè hoặc chơi 3 trò chơi cài đặt sẵn trong máy. Thỉnh thoảng, tôi có ngấp nghé mấy chuyên mục tải game với giá 15.000 đồng một game trên mấy trang phụ lục của các tờ báo giấy. Tôi thử một lần và mất 15.000 đồng trong tài khoản, thế là tôi quên ý tưởng ấy đi. Thời đó đã thuộc về quá khứ. Ngày nay trẻ em được cha mẹ cho dùng điện thoại sớm với những chiếc máy hiện đại hơn, có thể truy cập Internet và đắt tiền hơn. Người lớn cũng bận tâm nhiều đến “chú dế yêu” một phần bởi công năng sử dụng, một phần bởi tính thời thượng. Nhưng cá nhân tôi vẫn dành tình cảm cho dòng máy có chức năng cơ bản. Mặc dù do yêu cầu công việc, tôi vẫn cần duy trì dùng song song cả dòng máy cảm ứng

[Review Sách] Lịch Sử Loài Ong

Hình ảnh
  Dĩ nhiên cuốn sách có liên quan đến loài ong, nhưng từ chuyện của loài ong, tác giả Maja Lunde đã kết nối người đọc đến với những vấn đề của một loài sinh vật khác cũng có tổ chức xã hội: loài người. Đây là cuốn sách tôi mượn từ một bạn học sinh của mình. Tôi đã không kỳ vọng nhiều lắm cho đến khi nghe em chia sẻ cuốn sách này đáng đọc- đặc biệt là có liên quan đến mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái. Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất hiện nay trong giáo dục không phải nằm ở nhà trường, sách giáo khoa, mạng xã hội hay game. Là một cá nhân vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tôi nhận thấy nan đề thực sự của giáo dục trong thời đại này nằm ngay trong từng gia đình: sự kết nối giữa cha mẹ và con cái (nhưng tôi sẽ bàn đến cảm nghĩ này trong phần cuối bài để tập trung vào nội dung cuốn sách trước). “Lịch sử loài ong” của tác giả Maja Lunde (dịch giả Lê Minh Đức) là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng, khai thác cả thời quá khứ, hiện tại và tương lai của con người trước thảm họa Sự Sụp Đổ do khan

[Chia sẻ] Chuyện niềm vui

Hình ảnh
  Sau chuyện nỗi buồn , tôi nghĩ mình cũng nên chia sẻ chuyện niềm vui trên con đường của bản thân. Với tôi, những niềm vui nho nhỏ đến một cách không hẹn trước khiến cho hành trình này trở nên thú vị hơn. Có lẽ lựa chọn nào cũng vậy, luôn có hai mặt trong cùng một quyết định. Chúng ta thường mong muốn những thứ tốt nhất nhưng có lẽ bạn và tôi chỉ có đủ khả năng, và cũng nên, giữ lại những thứ phù hợp nhất với mình. Cách đây ít hôm, một anh đồng nghiệp cũ liên hệ với tôi. Sau khoảng 2, 3 năm không liên hệ, tôi trêu anh là chuẩn bị cưới thêm vợ nữa à? Vì tôi thấy những tin nhắn bất thình lình từ người quen cũ hầu hết là mời cưới, vay tiền hoặc nhờ like hoặc share hộ thứ gì đó. Nhưng tôi đoán sai bét. Anh chỉ đơn giản muốn một buổi chuyện trò ở khu tôi sống. Tôi nghĩ lâu ngày gặp lại anh cũng là điều hay. Ngày trước anh em chưa có dịp trò chuyện nhiều nhưng anh tỏ ra có thiện cảm với tôi và tôi cũng quý mến anh vì anh tập trung vào chuyên môn trong giờ làm việc. Cuộc gặp gỡ vào tiết trời

[Chia sẻ] Chuyện nỗi buồn

Hình ảnh
  Ngoài tập quyền, tập kiếm thì viết lách cũng là một trong những cách giúp tôi khuây khỏa hơn. Điều tôi chia sẻ trong bài viết này có lẽ ý nghĩa với tôi. Nhưng sẽ vô nghĩa, thậm chí đôi khi là vô lý đối với một số bạn đọc. Dù vậy, là con người, tôi cũng có những cảm nhận riêng mình và có nhu cầu bộc bạch cảm nhận ấy theo cách mà tôi nghĩ rằng sẽ ít làm phiền đến người khác nhất: viết. Nỗi buồn của tôi bắt nguồn từ việc tôi đi theo lý tưởng của mình trong khi một số người bạn thân không nghĩ đó là lựa chọn khôn ngoan với điều kiện của tôi. Cụ thể là tôi đi dạy học trong vai trò gia sư kiêm cố vấn cho các bạn thanh thiếu niên với mức học phí tùy các gia đình chi trả. Tôi may mắn gặp được những gia đình tử tế và hiện tại tôi cảm thấy hài lòng với mức thu nhập đủ sống ấy- dù chưa tích lũy được nhiều tiền để trở nên dư dả, sắm sửa thêm nhiều tiện nghi, xây dựng nhà cửa to đẹp hơn. Gần đây lựa chọn của tôi bắt đầu khiến bạn bè góp ý nhiều hơn. Khi bước sang tuổi 30, họ đã có cuộc sống dư dả

[Review Phim] Warrior (Giang hồ phố Hoa) 

Hình ảnh
  Kể từ đợt dịch Covid, sau khi xem xong loạt phim “Itaewon Class” ( Tầng lớp Itaewon ) tôi không xem thêm phim dài tập nào khác. Tôi thích những phim điện ảnh ngắn tập hơn vì nội dung cô đọng và không cần tốn quá nhiều thời gian để xem. Thú thực tôi thuộc nhóm thích làm gì đó với đời mình hơn là xem người khác sống đời họ theo kịch bản trên màn ảnh. Nhưng năm nay, tôi lại xem tiếp một series phim dài tập khác có tên “Warrior” (Giang hồ phố Hoa). Đến năm 2024 thì phim đang dừng ở mùa 3. Tôi cảm thấy "Warrior" đáng xem vì phim có những đề tài tôi hứng thú là võ thuật và chiều sâu trong tâm lý con người. Xin bạn đọc lưu ý, “Warrior” dành cho những khán giả trên 18 tuổi vì có sự xuất hiện các tình tiết bạo lực, ngôn ngữ thô tục và hành vi tính dục (cả dị giới lẫn đồng giới). Nếu thích điều gì đó chừng mực, thanh nhã hơn thì bạn có thể bỏ qua bài viết và series phim này. Còn nếu cảm thấy không phiền vì những điều trên vốn thuộc về một phần bản chất tự nhiên của con người thì xin

[Chia sẻ] Chuyện cơn bão

Hình ảnh
  Cơn bão Yagi là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào Hà Nội mà tôi được chứng kiến kể từ khi sinh ra. Lần đầu tiên tôi thấy mực nước sông Hồng dâng sát cầu Long Biên đến thế, cũng lần đầu tiên tôi thấy những hàng cây lâu năm bị gió mưa quật đổ. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng thấy được sự tàn phá khi bão quét qua Quảng Ninh, Hải Phòng và một số nơi khác. Cơn bão cũng cho tôi thấy thêm đôi điều về con người. Những điều tôi thấy có lẽ không mới mẻ gì, nhưng tôi nghĩ đáng để viết. Nên bài viết này nhằm thu lượm lại những cảm nghĩ chủ quan, mong rằng những chia sẻ này sẽ không bị hiểu theo nghĩa tiêu cực. Điều đầu tiên tôi ấn tượng (và chợt nhận ra đôi khi mình quên mất) chính là chúng ta đang sống cùng với thế hệ đã vượt qua chiến tranh. Họ chính là những ông, bà, bác, cô, chú nhìn rất bình thường nhưng đã phi thường sống sót sau thử thách của thời chiến. Những phút nguy cấn, cận kề với cái chết đã tôi luyện nên cho họ sự điềm tĩnh mà những người trẻ tuổi như tôi chưa thể có đượ

[Review Sách] Học sâu

Hình ảnh
  “Học sâu” của tác giả Kieran Egan được mô tả là “một cải tiến đơn giản có thể biến đổi việc dạy và học ở trường”. Sau khi đọc xong cuốn sách, tôi nhận thấy phong cách học tập này có tiềm năng trở thành sự thật nếu được đem áp dụng vào thực tế.                                                                           Ngược lại với học sâu: học nông “Học nông” là khái niệm đối lập với Học sâu. Người học nông thường có dấu hiệu là thu thập rất nhiều thông tin, ham thích nói hơn là lắng nghe và tự tin thái quá với vốn kiến thức, nhận thức chủ quan của bản thân. Lối học nông này khá nguy hại. Bởi nó dễ khiến con người rơi vào cạm bẫy của sự ảo tưởng “biết tuốt” cũng như ngày càng rơi vào trạng thái hỗn độn, không thể phân biệt được giữa dữ liệu, thông tin, kiến thức. Nhìn vẻ ngoài thì học nông và nói nhiều đôi lúc dễ bị nhầm lẫn với thông thái, uyên bác. Nhưng sự thực là: Những người đã dạy nhiều năm ở bậc cử nhân tại trường đại học, nơi người ta có thể mong đợi có nhiều người trẻ tuổi họ