Bài đăng

[Chia sẻ] Chuyện tuổi 30

Hình ảnh
  Tôi nhận ra mình 30 tuổi khi mọi người nhắc. Dĩ nhiên, tôi trân quý sự quan tâm ấy nhưng cũng tò mò vì sao tuổi tác lại có vai trò đặc biệt như vậy trong suy nghĩ của một số người. Với tôi, tuổi tác là những con số, có thể kèm theo những biến đổi về suy nghĩ, thân thể hoặc không. Vì tuổi không làm nên con người mà con người tự tạo tác nên chính mình thông qua những ý nghĩ, hành vi và lựa chọn của họ. Một người nhiều tuổi có lẽ sẽ mang vốn sống phong phú hơn, nhưng để lựa chọn chuẩn xác hơn thì chưa chắc. Ngược lại, một người ít tuổi có lẽ vốn sống ít ỏi hơn, nhưng lựa chọn của họ không phải lúc nào cũng vô lý. Vì có những đoạn đời tưởng chừng vô nghĩa, khi được kết nối cùng nhau thì lại tạo nên những đường đời thật thú vị. Sự thực là tôi không để ý đến tuổi của mình. Vậy nên tôi cũng không đồng hóa tuổi với các dấu mốc kiểu như 25 tuổi cần có thứ này, 30 tuổi cần có thứ kia rồi 31 tuổi chưa có mấy thứ đó thì cần xem xét lại trong nỗi bi quan, buồn chán. Đây là phong cách sống tôi chọ

[Chia sẻ] Danh mục sách khuyến đọc

Hình ảnh
  Sách vở ngày nay có rất nhiều nhưng chúng ta lại không thể đọc hết. Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức, tôi xin được chia sẻ danh mục sách nền tảng để bạn đọc tham khảo cho bản thân và gia đình:     - Bộ sưu tập 100 cuốn sách nền tảng nên đọc (nguồn: Book Hunter) - Danh mục khuyến nghị đọc của Thư viện tự lập (nguồn: Thư viện tự lập): - Danh mục sách Nhã Nam dành cho tiểu học và trẻ từ 6 tuổi trở lên (nguồn: Thư viện tự lập): - Từ điển sách hay dành cho trẻ các lứa tuổi (nguồn: Sách ơi mở ra):     * Với câu hỏi thường gặp từ trẻ về sách , bạn đọc có thể tham khảo cách trả lời ngắn gọn, dễ hiểu như sau:   1. Hỏi: "Giờ trên google cái gì cũng có, sao phải đọc sách?" Đáp: "Sách là kiến thức nền tảng, không có nhận thức nền tảng thì học thức của con sẽ không có chiều sâu (làm việc do bắt chước chứ không hiểu bản chất), giống như cây dồn hết lên ngọn mà gốc rễ không chắc thì dễ bị mưa gió, lũ lụt quật đổ. Google hay ChatGPT là công cụ, chưa phải thứ thay thế đượ

[Chia sẻ] Cảm nghĩ sau khóa học Áp dụng các lý thuyết căn bản vào thực hành tham vấn và trị liệu tâm lý

Hình ảnh
 Tôi là biết đến khóa học “Áp dụng các lý thuyết căn bản vào thực hành tham vấn và trị liệu tâm lý” của WisdomViet thông qua nhóm Zalo (tôi xin tham gia nhóm do được một thành viên trong nhóm giới thiệu đây là cộng đồng tâm lý học thường chia sẻ các kiến thức, tài liệu hữu ích). Là một gia sư kiêm cố vấn cho các bạn thanh thiếu niên, tôi hiểu dù bản thân chưa tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học thì cũng nên chủ động tìm kiếm tích lũy thêm các kiến thức tâm lý bổ trợ cho công việc của mình. Các bạn thanh thiếu niên ngày nay, theo cảm nhận của tôi là thông minh hơn và được tiếp cận lượng thông tin dồi dào, đa chiều hơn qua Internet. Điều này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tồn tại thách thức với cuộc đời của các bạn: các vấn đề về sức khỏe tinh thần càng ngày càng gia tăng do bộ não bị quá tải, nhịp sống gấp gáp. Nhưng đôi khi quá trình hỗ trợ lại không đơn giản như vậy vì không phải gia đình nào cũng hiểu con mình cần đi tham vấn tâm lý và không phải bạn thanh thiếu niên nào cũng vui vẻ

[Review Phim] Khao khát thành công (Hunger) và Thực đơn bí ẩn (The Menu)

Hình ảnh
  Trong những ngày nghỉ Tết, tôi được bạn thân gợi ý xem 2 bộ phim là “Khao khát thành công” (Hunger) và “Thực đơn bí ẩn” (The Menu). Mặc dù phim có liên quan đến chủ đề ẩm thực với hình ảnh các món ăn ngon lành, đắt đỏ nhưng nội dung lại không hề “dễ nuốt”. Tôi cảm nhận hai bộ phim này có chiều sâu và kết nối với nhau ở một vài điểm nên quyết định viết chung bài cảm nhận để chia sẻ. Bài viết là cảm nghĩ chủ quan, hơn nữa thông điệp của phim có thể mang nhiều hàm ý và còn các chi tiết tôi chưa thể hiểu hết. Để thưởng thức trọn vẹn thì bạn nên dành thời gian xem phim. Khao khát thành công (Hunger) Bộ phim mở đầu với cảnh bếp trưởng nổi tiếng Paul chế biến món ăn trong vườn của một gia đình giàu có. Ông ta toát lên sự nghiêm khắc, chỉn chu trong từng chi tiết. Bếp trưởng Paul không hề che giấu sự tự mãn và quyền kiểm soát của mình với những món ăn ông ta được trả tiền để làm ra. Trong phân cảnh hướng dẫn ăn tôm hùm ở đầu phim và cắt miếng thịt nướng trong bữa tiệc gần cuối phim, Paul luô

[Sách Nhã Nam] “Địa lý hành chính và tập quán người Việt”: Gắn bó trong mâu thuẫn

Hình ảnh
Buổi tọa đàm ra mắt sách “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt” diễn ra vào ngày 5/2 tại Phố sách Hà Nội, phố 19/12, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chương trình do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam tổ chức và Quỹ đổi mới sáng tạo VinIF tài trợ. Trong buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt”, PGS. TS. Bùi Xuân Đính, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Viện Dân tộc học và BTV Đào Lê Tiến Sỹ, người biên tập cuốn sách đã chia sẻ cùng độc giả những thông tin thú vị. Thông tin về tác giả Nguyễn Văn Huyên, được xem là người Việt Nam đầu tiên tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu địa lý hành chính một cách khoa học, hiện đại và để lại dấu ấn đáng kể, BTV Đào Lê Tiến Sỹ cho hay, với sự kế thừa truyền thống ghi chép địa chí, địa dư đã có từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam, kết hợp với những tri thức cùng phương pháp nghiên cứu mới từ các học giả người Pháp. Độc giả Việt Nam đã từng được tiếp cận các công trình nghiên cứu có

[Chia sẻ] 10 cuốn sách nên đọc khi mất phương hướng

Hình ảnh
  Gần đây tôi nhận được câu hỏi về việc “Nên đọc sách gì khi bị mất phương hướng?”.  Nghĩ rằng câu trả lời có thể sẽ có ích cho một số bạn có thắc mắc tương tự, nên tôi xin được chia sẻ danh sách cá nhân tôi chọn lọc để mọi người tham khảo.   Mất phương hướng hoặc khủng hoảng hiện sinh là điều sẽ đến với một vài người trong số chúng ta. Điều này không hoàn toàn xấu, thậm chí còn được coi là một cơ hội rất tốt để chúng ta hiểu bản thân hơn. Bởi nếu không bao giờ mất phương hướng, thì có thể chúng ta đang đi trên những con đường do người khác xây sẵn và theo những tấm bản đồ do người khác tạo nên. Một cuộc đời mặc định như vậy có lẽ an ổn và ít phải suy tư nếu chúng ta biết hài lòng. Tuy nhiên nếu chỉ luôn là như vậy, tất cả đều giống vậy thì tôi nghĩ nhân loại sẽ rất khó để tiến hóa và giáo dục thế hệ sau (nếu mọi cuộc đời đều sống theo cách như nhau thì chỉ cần đào tạo là đủ). Nếu đang đối mặt với mất phương hướng và khủng hoảng hiện sinh thì chúc mừng bạn. Bạn đang trải qua giai đoạn

[Review Sách] Giáo dục không trừng phạt

Hình ảnh
  Cuốn sách “Giáo dục không trừng phạt” của tác giả Thomas Gordon không dừng lại ở việc “bắt bệnh” mà còn “kê đơn” cho sự nhầm lẫn giữa kiểm soát và giáo dục khi nuôi dạy con trẻ. Tôi nghĩ đây là một trong số các cuốn sách mà cha mẹ và các nhà giáo dục không nên bỏ qua.   Khao khát kiểm soát con bằng “thưởng – phạt” Mục đích của “Giáo dục không trừng phạt” là “Khuyến khích trẻ tự giác kỷ luật”.  Để uốn nắn, trẻ em cần bị kỷ luật và người lớn thường hay dựa vào lý do đó để trừng phạt với ham muốn đưa trẻ vào khuôn khổ mà họ nghĩ là tốt. Khuôn khổ này đôi lúc cũng có vấn đề, vì nó phóng chiếu ý thức chủ quan của người đã tạo ra nó (và thường là người khởi xướng, đúc nên “khuôn vàng thước ngọc” này sống ở thời quá khứ) nên không thể tính đến đặc điểm tâm sinh lý của đứa trẻ cũng như nhận thức về cuộc sống hiện tại. Trừng phạt có thể mang lại hiệu quả ngay lập tức (hoặc cảm giác làm chủ tình hình ngay lập tức) nhưng nó thường không lâu dài. Khen thưởng cũng vậy. Chúng ta có thể trừng phạt